Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

Niềm vui không thuê được giúp việc Tết

Suốt tuần qua, chị Nguyễn Thị Hồng Hoa, 35 tuổi, ở Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm "tấn công" khắp các hội, nhóm trên mạng xã hội tìm người giúp việc, nhưng không được. "Mẹ tôi khó tính, người giúp việc nào cũng chỉ được một hai bữa là cho nghỉ. Mãi tôi mới tìm được người ưng ý, hứa ở Tết. Đột nhiên, cô ấy bảo con gái ở xa về, nên 29 sẽ về quê", chị kể. Bà Minh, 72 tuổi (mẹ Hoa), đang bó bột tay phải, có ba con gái, đều ở riêng sau khi lập gia đình.

Không thuê được người, chị gái Hoa mở cuộc họp, phân công trực Tết nhà ngoại. Ngày 30 Tết, em gái Hoa sẽ về nhà mẹ làm cỗ, cúng giao thừa và ở cùng bà đến trưa ngày mùng một. Chiều cùng ngày, cô chị cả sẽ đến lo cơm nước, thắp hương, ở hết mùng hai. Sáng mùng ba, vợ chồng Hoa cùng hai con nhỏ từ quê nội ở Nam Định, về nhà mẹ làm cơm hóa vàng.

Khi chị em Hoa thông báo kế hoạch, bà Minh cười nói: "Thế là sau chục năm, giao thừa này mẹ không phải ở một mình". Nhìn bà lúi cúi chuẩn bị từng bao lì xì các cháu đêm giao thừa và phấn khởi ra mặt, ba cô con gái vừa áy náy, vừa thương bà.

Ba chị em đều làm ở Hà Nội, nên thường xuyên sang nhà mẹ. Những Tết trước, gia đình nhà chị và em Hoa về vào sáng mùng một, làm cỗ. Sau đó, họ đi du lịch còn Hoa phải mùng 4 mới lên chúc Tết mẹ.

"Chúng tôi quên mất việc giao thừa mẹ phải ở một mình hoặc lủi thủi với người giúp việc, trong khi đó là ngày đoàn viên", giọng Hoa xúc động. Ba cô con gái tính từ năm nay, có giúp việc hay không, thời gian eo hẹp thế nào, vẫn chia nhau về đón giao thừa với mẹ.

Giá dịch vụ giúp việc từ 120 nghìn đồng/giờ - 150 nghìn đồng/giờ, khiến nhiều gia đình căng thẳng vì không thuê được người. Ảnh: Phạm Nga.

Giá thuê giúp việc ngày Tết tăng gấp đôi, gấp 3 ngày thường do nhu cầu tăng cao. Ảnh: Phạm Nga.

Gia đình chị Nguyễn Thị Trinh, 29 tuổi, ở Đê La Thành, Đống Đa hai năm nay cũng phải phân công nhau làm việc nhà do bà Hồng, mẹ Trinh không tuyển được người giúp việc.

"Nhà 5 tầng, nên lau dọn rất mệt. Người giúp việc mẹ tôi ưng thì lại không muốn leo tầng", chị Trinh nói. Gia đình bốn người sẽ tự dọn dẹp phòng riêng của mình. Khu sinh hoạt chung chia theo đầu người. "Lúc đầu tôi cảm thấy rất khó chịu vì có mấy ngày nghỉ lại phải dọn dẹp. Nhìn 'bãi chiến trường' mà tôi phát sợ", chị Trinh than phiền.

Nhưng khi làm việc nhà, Trinh thấy gần gũi với bố mẹ và anh trai. Nhà ít người, ai cũng bận rộn, nên gia đình cô hiếm khi có bữa cơm chung. Cả tuần Trinh chỉ nói chuyện Trung tâm dịch thuật với bố mẹ vài lần, vì cứ về nhà lại lên phòng riêng. Bao năm qua, Tết chỉ khác ngày thường là được nghỉ dài hơi.

"Không có giúp việc, ngày 30 Tết không khí khẩn trương, mọi người chạy tới chạy lui dọn dẹp. Bao năm qua, tổ ấm bị bỏ quên, nay được vun vén lại", cô kể. Tự tay lau từng bậc cầu thang, từng bức tượng trong phòng khách, lật lại những cuốn album cũ của gia đình, cô thấy gắn kết với nơi mình đang sống hơn.

Ngày 25 Tết năm ngoái, đang bận bịu với công việc cuối năm, đột nhiên, người phụ trách chăm con cho chị Bùi Thị Bích Phương, 36 tuổi, quận Tây Hồ đột ngột xin nghỉ việc. Lên mạng tìm người, chị Phương "phát khùng" vì đòi hỏi của các ứng cử viên.

"Chỉ làm có hơn chục ngày, mà họ yêu cầu lương 800 nghìn đồng mỗi ngày, kèm thưởng. Người không đòi thưởng thì hét lương một triệu đồng một ngày", Phương bức xúc.

"Lúc tôi nấu ăn, rửa bát thì chồng chơi với con. Thay vì đi thể dục mỗi sáng, anh lau nhà, lấy quần áo trong máy giặt ra phơi giúp tôi. Lâu nay cứ nghĩ chồng vô tâm, nhưng giờ thì tôi biết, anh ít có cơ hội thể hiện", chị nói.

Ngày giáp Tết, chị phải nhờ mẹ đẻ lên chăm sóc hai con. Nghĩ đến cảnh cửa nhà bừa bộn, sắm sửa cỗ bàn, cơm nước cho hai đứa con mới 2 tuổi và 5 tuổi, chị phát hoảng. Thay vì mua từng món đồ, Phương lên mạng mua online, dành thời gian dọn dẹp. Chồng chị lâu nay không bận tâm đến việc nhà, thấy vợ vất vả, cũng xắn tay hỗ trợ. Không khí gia đình vì thế cũng bất ngờ trở nên ấm áp, vui vẻ thực sự - điều mà lâu nay mọi người gần như quên mất vì sự hối hả của công việc.

Có ba con, 7 tuổi, 4 tuổi và 2 tuổi, chồng bận rộn với vai trò giám đốc doanh nghiệp hơn 200 nhân viên, nhưng chị Diệu Hương, sống ở phố Trần Duy Hưng, Cầu Giấy , chưa từng thuê giúp việc. Trước đây, là chủ một cửa hàng văn phòng phẩm, nhưng có con thứ ba, chị nghỉ việc tạm thời.

Chị Hương là người nấu nướng những món ăn ngon, còn chồng chị sẽ tắm, hướng dẫn các con ăn, sau đó rửa bát, lau nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Hương là người nấu nướng những món ăn ngon, còn chồng chị sẽ tắm, hướng dẫn các con ăn, sau đó rửa bát, lau nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Tôi muốn tự tay chăm sóc các con, vun vén cho ngôi nhà của gia đình mình. Hơn nữa, vợ chồng tôi xác định, cùng nhau làm việc nhà sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình, rèn cho các con tính tự lập", Hương nói.

Hàng ngày, nếu không gặp gỡ đối tác, anh Linh, chồng chị thường về nhà trước 7 giờ tối, tắm cho ba cậu con trai. Chị Hương nấu ăn, chồng sẽ rửa bát, phơi đồ. Các con của họ cũng tự cất đồ chơi sau khi chơi xong. Cậu con trai lớn đã biết giúp mẹ làm rau, gấp quần áo, hướng dẫn các em chơi.

"Chúng tôi không đợi đến hết năm mới dọn nhà, mà luôn giữ sạch sẽ. Vì vậy, những ngày giáp Tết, vệ sinh nhà cửa, chưa bao giờ khiến tôi vất vả", chị vui vẻ nói.

Phạm Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét