Có người nói 30 tuổi là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Bước sang tuổi 30, bạn phải đón nhận nhiều kỳ vọng và trách nhiệm hơn, đồng thời phải bắt đầu xác định mục tiêu sống cũng như phương hướng phát triển, sẵn sàng tiến vào một quỹ đạo ổn định.
Lúc này đây, có một câu hỏi được đặt ra: 30 tuổi, chúng ta cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm mới cảm thấy an toàn?
Câu trả lời của mỗi người rõ ràng là không giống nhau, bởi lẽ ai cũng có tiêu chuẩn đánh giá riêng của bản thân. Điều này chẳng hề khó hiểu vì đơn giản, hoàn cảnh, nghề nghiệp, trải nghiệm của chúng ta đã khác nhau rồi, nên con số bao nhiêu tiền mới mang lại cảm giác an toàn dĩ nhiên cũng có khác biệt.
Tôi rất đồng tình với một nhận định thế này: Nếu trong vòng nửa năm bạn không làm việc mà cuộc sống của bạn vẫn vận hành bình thường, bao gồm trả tiền nhà, tiền trả góp mua xe, thanh toán tín dụng..., vậy bạn đã có được cảm giác an toàn ở mức độ nhất định, cuộc sống của bạn sẽ không bị quá căng thẳng và o ép. Nhưng nếu câu trả lời là không, vậy tình trạng của bạn tương đối nguy hiểm. Bất kì một biến cố bất ngờ phát sinh nào cũng đủ khiến bạn, thậm chí cả gia đình bạn phải chịu sự đả kích lớn.
Nói cách khác, con số tiền tiết kiệm cụ thể của bạn là bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là phải đủ để bạn sống một khoảng thời gian ổn định nhất định.
01. Tiền tiết kiệm chính là khả năng chống đỡ rủi ro của bạn
Tôi có anh đồng nghiệp tuần trước bị cảm nặng nhưng vẫn cố đi làm. Tôi hỏi sao không ở nhà nghỉ cho khỏe, anh ấy ảm đạm kể cho tôi nghe về tình trạng cuộc sống hiện tại của mình. Tháng nào cũng như tháng nào, anh ấy mòn mỏi chờ ngày phát lương. Lương vừa về tay, anh ấy đã phải rút ra để trả tiền thuê nhà, tiền điện nước, thanh toán lãi tín dụng, còn phải nộp học phí cho con, trang trải sinh hoạt hàng ngày. Tính kỹ ra, trong tay anh ấy đã chẳng còn mấy đồng.
Nhiều đêm dài anh ấy vì quá lo âu mà mất ngủ, không dám ốm, không dám từ chức, không dám cả nghỉ ngơi. Vì anh ấy biết rõ, chỉ cần dừng lại, trật tự cuộc sống mà anh ấy đang phải vất vả lắm mới duy trì được có thể sẽ sụp đổ ngay lập tức.
Một khảo sát liên quan đến tiền dưỡng lão được thực hiện năm 2018 cho thấy: Có 55% thế hệ trẻ (35 tuổi trở xuống) chưa từng tiết kiệm tiền. Nói cách khác, có 55% số người có số dư tài khoản bằng 0, thậm chí là âm.
Điều này đồng nghĩa với việc giữa xã hội biến chuyển từng giây này, một khi có bất kì rủi ro, nguy hiểm nào xuất hiện, số người kể trên có thể sẽ bị đánh gục đến suy sụp.
Khi bạn còn trẻ, bạn thường nghĩ cuộc đời ngắn ngủi, cứ tận hưởng đi đã, có tiền thì cứ tiêu, có rượu thì cứ uống. Nhưng càng trưởng thành bạn càng nhận ra, bất cứ việc gì trên đời này cũng tồn tại rủi ro . Vì thế, bạn buộc phải có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như khả năng chống đỡ lại chúng.
Bạn cho rằng chỉ cần có công việc ổn định là có thể an tâm ư? Xã hội biến đổi không ngừng, vốn không có cái gọi là công việc ổn định, cũng không có cuộc sống nào là yên bình mãi mãi. Bạn cho rằng chỉ cần tìm thấy một người đàn ông đáng tin cậy, xây dựng một hạnh phúc gia đình là đủ ư? Không đâu, hôn nhân như một canh bạc, bạn vĩnh viễn không biết được mình sẽ thắng hay thua. Bạn cho rằng bố mẹ luôn là bến đỗ ư? Nhưng có phải bạn đã quên rằng bố mẹ đã già rồi, sức khỏe không còn được như xưa nữa, một cơn bạo bệnh cũng đủ khiến cả gia đình sụp đổ.
Dựa vào núi, núi sẽ lở, dựa vào người, người sẽ chạy, chỉ có dựa vào chính bản thân mình mới là đáng tin cậy nhất.
Xét về một mức độ nào đó, số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn chính là khả năng chống đỡ rủi ro của bạn trong tương lai.
Rất nhiều người trẻ thích tiêu xài hoang phí, không chịu tính toán, nguyên nhân là vì họ ỷ vào việc có bố mẹ phía sau trợ giúp. Nhưng bố mẹ vất vả cả nửa đời người, nuôi dạy bạn trưởng thành, đến già còn chẳng được nghỉ ngơi, được bạn báo đáp công ơn, ngược lại còn phải chịu áp lực gánh vác thay bạn, bạn đã bao giờ nghĩ tới cảm nhận của bố mẹ chưa?
Một người trưởng thành thực sự là người biết đưa ra lựa chọn, nhưng cũng biết trả giá vì sự lưa chọn đó của mình. Và n gười có thể chiến đấu đến cuối cùng, xưa nay không thể chỉ dựa vào vận may hay sự thông minh, mà phải nhờ vào năng lực chống đỡ rủi ro của người ấy.
02. Có tiền tiết kiệm mới thực sự có được tự do
Mấy ngày trước tôi có nói chuyện với cô bạn thân. Nó than thở với tôi rằng công việc hiện tại của nó lương đã thấp lại còn suốt ngày phải tăng ca, sếp thì không đáng tin, đồng nghiệp thì thiếu trách nhiệm...
Tôi hỏi lại: "Thế sao bà không đổi việc đi?"
Nó im lặng, sau đó bối rối trả lời: "Tui cũng muốn đổi nhưng tiền nhà còn chưa nộp, tiền vay tháng trước cũng chưa trả được. Mà số tiền còn lại trong thẻ của tui không đủ sống qua đợt thất nghiệp đâu".
Vậy đó, đây chẳng phải là hậu quả của việc không có tiền tiết kiệm trong tay đấy thôi!
Chuyện này thực sự quá phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
Bạn sống chết bám trụ lấy một công việc, rất mệt mỏi, nhưng vì không có tiền tiết kiệm nên bạn không dám bị bệnh, không dám dừng lại, không dám nghỉ việc. Bạn sa chân trong một cuộc hôn nhân tồi tệ, rất đau đớn, nhưng vì không có tiền tiết kiệm, sợ một mình sẽ không sống nổi nên cứ chần chừ mãi không ly Biên phiên dịch hôn. Mùa hè đến, bạn muốn đến phòng gym tập luyện nhưng vì không có tiền tiết kiệm nên đành bỏ cuộc.
Có một đoạn trích rất hay như sau: "Tôi nghĩ mình nên coi mọi việc như một mối làm ăn, dù là việc gì cũng cần cố gắng tích góp tiền, số tiền đó bạn tạm gọi là "quỹ riêng". Khi ấy, dù sếp có đuổi việc bạn hay bắt bạn phải làm việc mình không thích, bạn cũng có thể dứt khoát quay lưng đi không thèm để ý".
Hãy nhớ rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng mà có cả những phần u tối, áp lực, rủi ro... Và tiền tiết kiệm có thể giúp bạn rời xa nơi bạn không muốn ở lại, rời xa người bạn không muốn ở bên, giúp bạn xoay chuyển tình thế khó khăn, cho bạn động lực để tiếp tục.
Có người từng nói: "Một trong những tiêu chuẩn quan trọng của hạnh phúc đó là thường xuyên nói không với những việc mà bản thân mình không thích".
Rất nhiều thời điểm, tiền tiết kiệm đồng nghĩa với việc bạn có được nhiều quyền lựa chọn hơn, và cũng có đủ năng lực để nói "Không" với thế giới này.
03. Tiền tiết kiệm có thể mang đến cho bạn sức mạnh
Trên mạng xã hội từng lan truyền một câu chuyện:
"Tôi là một bà mẹ đơn thân, đã ly hôn được 8 năm. Lúc vừa ly hôn, tôi gần như tay trắng, bắt đầu với một công việc hoàn toàn mới, không ai biết tôi đã cắn răng vượt qua quãng thời gian ấy như nào. Những năm qua, mỗi tháng tôi nhịn ăn nhịn uống, tính toán chi li từng chút một, nhìn số dư ngày càng tăng trong tài khoản ngân hàng đối với tôi là một động lực vô cùng lớn lao. Năm ngoái, tôi cuối cùng cũng tích đủ tiền mua cho mình một căn hộ rộng 80m2 ở ngoại ô thành phố.
Người xung quanh ai cũng nghĩ tôi điên, họ nói, đàn bà con gái một mình mà mua nhà làm gì?
Nhưng tôi cảm thấy, dù là tiền tiết kiệm ở ngân hàng hay căn nhà này đều có ý nghĩa cực lớn với tôi, nó đồng nghĩa với việc giờ đây tôi đã có một cuộc sống độc lập, không phải dựa dẫm vào ai hết".
Bộ phim Intolerable Cruelty (2003) có một câu thoại như thế này: "Tôi không yêu tiền, tôi chỉ yêu cuộc sống tự do, độc lập mà tiền mang tới".
Có thể nói, tiền tiết kiệm chính là sức mạnh lớn nhất của mỗi người . Nó là lớp áo giáp cứng rắn nhất, giúp bạn vượt qua mọi chông gai, kiên cường mà đối diện với mọi thử thách trên cuộc đời này.
Tôi từng đọc đâu đó câu chuyện về một anh chàng shipper, lên thành phố làm thuê đã 1 năm nay. Ngày nào cũng như ngày nào, cậu ta đội mưa đội gió chăm chỉ đi ship đồ ăn, dù mệt mỏi nhưng vẫn phấn khởi. Hiện tại cậu ấy đã tiết kiệm được gần 100 triệu. Nhiều người nói sống ở thành phố cảm giác rất xa lạ nhưng chàng shipper kia không nghĩ vậy, bởi mỗi lần nhớ đến số tiền mình có trong thẻ, cậu ta lại có thêm dũng khí để tiếp tục lăn lộn ở thành phố này.
William Somerset Maugham từng viết trong tác phẩm "Of Human Bondage": "Con người sống không nhất thiết phải theo đuổi sự giàu có, nhưng nhất định phải có đủ để duy trì cuộc sống danh dự của mình, đủ để không bị gò bó trong công việc, có thể vô tư, có thể hào sảng, có thể độc lập".
Chúng ta không cần phải giàu nứt đố đổ vách, nhưng chúng ta vẫn cần một khoản tiền tiết kiệm, nó chính là sức mạnh giúp bạn có thể tự tin mỉm cười với cuộc sống này.
04. Kết
Nếu quan sát kỹ những người sống thoải mái, tự tại quanh mình, bạn sẽ phát hiện đa số họ đều có chung đặc điểm:
Biết kiếm tiền, biết tiêu tiền và biết tiết kiệm tiền.
Biết kiềm tiền: Đây là một loại năng lực. Một người biết kiếm tiền sẽ trưởng thành theo thời gian, đồng thời không ngừng tự khai thác tiềm năng của bản thân.
Biết tiêu tiền: Không phải là muốn người suốt ngày chỉ biết tiêu xài hoang phí, cái này mua, cái kia cũng mua mà là người biết tiêu tiền đúng mục đích, đúng chỗ và đúng chất lượng.
Biết tiền kiệm tiền: Tiết kiệm ở đây không phải là chi tiêu khắc khổ mà là biết phân chia thu nhập hàng tháng của mình một cách hợp lý, một phần cố định sẽ được để sang một bên nhằm tiết kiệm hoặc quản lý tài sản, phần còn lại thì sử dụng để chi tiêu hàng ngày.
Khi bạn phát hiện bản thân càng ngày càng không nỡ tiêu tiền thì đừng lo, điều đó không có nghĩa là bạn keo kiệt đi đâu. Đơn giản là chúng ta đang càng ngày càng trưởng thành, đã bắt đầu biết quy hoạch tài chính, quy hoạch tương lai một cách hợp lý.
Chỉ những người biết kiểm soát tiền bạc mới có thể kiểm soát tốt được cuộc đời mình. Bởi vậy nên, người trẻ ơi, không có việc gì thì hãy bớt buông thả đi, rảnh rỗi thì học tiết kiệm tiền.
Chúc bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét